Thursday, July 31, 2014

Khốn khổ vì ngứa râm ran nơi vùng kín




huong dan nau an ngon





Khốn khổ vì ngứa râm ran nơi vùng kín



Bị nấm âm đạo, nhiều người sau dùng thuốc 1 - 2 tuần là lại tái phát. Lần tái phát sau điều trị luôn rắc rối, lâu hơn lần trước. Tình trạng nhiễm nấm khiến người phụ nữ ngứa ngáy, rát bỏng rất khó chịu.

Tái phát bệnh vì chồng không uống thuốc
Sau đúng 3 ngày kết thúc đợt điều trị 1 tháng dùng kháng sinh liều cao trị bệnh viêm xoang và viêm dạ dày HP dương tính, chị Phương Linh (Cầu Giấy) bỗng thấy ngứa râm ran nơi vùng kín, ngứa đến mức . Sau đó một ngày, ngoài triệu chứng ngứa thì thấy ra khí hư màu trắng đục, đặc đến mức đọng lại ở đáy quần như lớp bột ẩm. Không hiểu nguyên nhân vì sao, chị tức tốc đến phòng khám sản phụ khoa.

Tuy chị chưa bị viêm sâu vào bên trong, chỉ đỏ rực và bờ trắng, nhưng kết quả xét nghiệm dịch âm đạo khiến chị “choáng” vì mức độ nhiễm nấm cao (2++), thể hiện lượng nấm đang rất “dồi dào”. Bác sĩ chỉ định đặt thuốc và dùng kháng sinh đường uống đặc trị trong 3 ngày, sau một tuần xét nghiệm lại. Bác sĩ cũng dặn chồng phải uống hai viên thuốc cùng loại.

Vậy nhưng chồng chị Linh nhất định không uống thuốc vì cho rằng “cậu nhỏ” của mình không ngứa ngáy, khô ráo, hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, suốt thời gian vợ uống thuốc, hai vợ chồng cũng ít gần gũi. Thấy cũng có lý, chị Linh không ép chồng. Xét nghiệm một tuần sau đó cho thấy vùng kín của chị Linh đã hoàn toàn sạch nấm, nên hai vợ chồng lại có quanh hệ trở lại.

Nhưng chỉ sau lần thứ 3 quan hệ, chị Linh thấy ngứa, buốt khủng khiếp. Quay lại chỗ khám, độ nhiễm nấm của chị vẫn là 2++ nhưng đã viêm nhiễm sâu vào cổ tử cung. Bị bác sĩ “mắng” vì tội không bảo chồng uống thuốc, chị chỉ biết ngậm ngùi.

Giải thích điều này, bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm Y tế lao động - Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) cho biết, bệnh nấm ở âm đạo phụ nữ, khi điều trị luôn phải điều trị cả cho vợ và chồng. Do đặc thù âm đạo ẩm, nên dù chỉ nhiễm một sợi nấm, nó cũng nhanh chóng sinh sôi, phát triển rầm rộ, tăng lên rất nhanh gây ngứa không chịu được. Trong khi ở đàn ông, với lợi thế luôn khô ráo, nên không có biểu hiện, không gây ngứa rát bỏng, đỏ rực như ở phụ nữ do chỉ nhiễm một lượng nấm nhỏ.

Tái phát vì chủ quan

Theo bác sĩ Dung, nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân.

“Những sợi nấm từ âm đạo dễ dàng vương vãi ra đồ lót và vì thế phải giặt riêng, phơi ra ngoài nắng to hoặc luộc rồi phơi khô trước khi mặc. Tuy nhiên, nhiều người chỉ nhớ làm điều này trong quá trình đang uống, đặt thuốc mà không nhớ tới những đồ lót có thể đã mặc khi đang trong giai đoạn nhiễm nấm trước đó. Khi mặc lại những đồ lót này, nguy cơ nhiễm nấm lại là rất cao. Vì thế, tốt nhất là trong và sau quá trình đặt thuốc, chị em nên giặt toàn bộ đồ lót bằng xà phòng, luộc kỹ rồi phơi khô”, BS Dung khuyến cáo.

Ngoài ra, có một nguyên tắc trong điều trị nhiễm nấm âm đạo mà người bệnh cần phải tuân thủ, đó là khi hết thuốc, phải tái khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nhiều người, sau dừng thuốc thấy hết ngứa, hết khí hư thì chắc mẩm đã khỏi bệnh nên không đi xét nghiệm lại. Ở nhiều trường hợp, thuốc uống, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm, mà chỉ mới giảm bớt số lượng nấm. Việc xét nghiệm lại sẽ cho kết quả chắc chắn bệnh nhân có cần tiếp tục đặt thuốc hay không. Như trường hợp của chị Phương (Thanh Xuân, Hà Nội). Vì xét nghiệm chỉ thấy vết nấm (1+), nên sau khi đặt 12 ngày thuốc chị không đi khám lại. Một tháng sau chị lại thấy triệu chứng ra khí hư, đi khám thì số lượng nấm đã phát triển nhiều hơn.

“Bệnh nấm vốn đáp ứng điều trị tốt, nhưng nếu tái phát nhiều lần và không điều trị đúng, bệnh nặng lên thì ngoài gây khó chịu cho người bệnh còn có thể gây biến chứng viêm phần phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ”, BS Dung cảnh báo.

Hồng Hải
món ăn Khon kho vi ngua ram ran noi vung kin
trích nguồn từ:http://vietcadao.com/huongdan/sinh-ly/khon-kho-vi-ngua-ram-ran-noi-vung-kin-30235.html

bài cùng thể loại, có thể bạn quan tâm Mở "mắt" cho… “cậu nhỏ”






No comments:

Post a Comment